Một kiệt tác gần như hoàn hảo về mọi mặt, từ nội dung, cách liên kết tình tiết, phát triển nhân vật cho đến bâu không khí và ý nghĩa. Một seinen manga nổi tiếng và xuất sắc đến mức, nếu bạn đăng confessions xin truyện có tag psycho-mystery thì đảm bảo sẽ có ngay vài lão làng vào đề xuất cho bạn bộ này.
Vì đây là review về truyện của Naoki Urasawa nên theo thường lệ, bố cục sẽ chia làm 2 phần:
Review: Dành cho những ai chưa từng nghe và xem qua Monster. Bao gồm giới thiệu sơ về cốt truyện, tuyến nhân vật và nhận xét của mình. Sẽ cố gắng hạn chế spoil hết mức có thể.
Analyse: Dành cho những ai đã xem qua Monster, fan hardcore và muốn tìm hiểu sâu về bộ này. Bao gồm phân tích về nhân vật Tenma và Johan, giải mã cái kết bị cho là “hụt hẫng”.
REVIEW:
“Then I saw one beast come out of the ocean.
It had 10 horns and 7 heads, each horn having a crown, and each head having a name in contempt of God…
To have the power to give to the beast, the dragon was worshipped by all people.
The people worshipped the beast as well, and said, “Who can become like this beast? Who can oppose the beast, and fight him?”.
Sẽ ra sao nếu bạn là một bác sĩ dám đánh cược danh vọng, tiền bạc và cả tương lai đầy hứa hẹn phía trước chỉ để cứu lấy sinh mạng của một đứa trẻ, để rồi, cái sinh mạng mà bạn vất vả mang về từ cõi chết đấy, hóa ra lại là một con quái vật? Sẽ thế nào nếu cái lí tưởng đã dẫn dắt bạn ra khỏi bóng tối, cái lí tưởng từng cứu rỗi linh hồn bạn, cái lí tưởng mà bạn tin là đúng đắn lại là nguyên nhân dẫn đến cái chết của nhiều người vô tội?
CỐT TRUYỆN:
Monster khởi đầu bằng bối cảnh nước Đức vào giai đoạn cuối của chiến tranh lạnh (Cold War). Kenzo Tenma là một bác sĩ phẫu thuật thiên tài ở bệnh viện Dusseldorf, Tây Đức. Vốn có tương lai xán lạn nhưng Tenma lại từ bỏ tất cả, chống lại mệnh lệnh cấp trên để cứu lấy Johan - một đứa trẻ “tẩu thoát” từ Đông Đức, vì anh tin vào một lẽ :”Mạng sống của con người đều bình đẳng”.
9 năm sau, bệnh nhân của Tenma là Adolf Junkers bị một gã trẻ tuổi, tóc vàng giết chết. Tenma bàng hoàng nhận ra rằng đứa trẻ mà anh cứu 9 năm về trước, đứa trẻ giúp anh nhận ra chân lí “mạng sống của con người đều bình đẳng”, Johan, lại là chính là kẻ thủ ác. Không còn cách nào khác, Tenma đành lên đường truy tìm tung tích của Johan, không chỉ vì để chứng minh sự vô tội của bản thân, mà còn là để kết liễu con quái vật do anh góp phần tạo nên.
TUYẾN NHÂN VẬT:
Cái khó khăn nhất khi viết về phần nhân vật trong truyện của Urasawa chính là bạn rất khó lựa chọn nên viết về nhân vật nào, vì dơn giản là có quá nhiều nhân vật được xây dựng một cách xuất sắc.
Sau đây là 5 nhân vật yêu thích nhất của người viết trong Monster:
Kenzo Tenma:
Protagonist của truyện. Lấy cảm hứng từ nhân vật Black Jack nổi tiếng của Osamu Tezuka, Tenma là một bác sĩ phẫu thuật thiên tài của bệnh viện Dusseldorf. Tài năng, khiêm tốn, bác ái. Nhưng chính lòng thương người đã khiến đã khiến cho Tenma rơi vào hoàn cảnh trớ trêu: Sinh mạng mà anh mang về từ cõi chết lại là một con quái vật gây ra cái chết cho bao sinh mạng vô tội khác.
Johan Liebert:
Antagonist của truyện. Là đứa trẻ sinh ra từ các cuộc thí nghiệm “Siêu nhân” dựa trên thuyết Ưu sinh của chính quyền Đông Đức. Trải qua “phương pháp giáo dục đặc biệt“ ở trại “511 Kinderheim”, bị tước bỏ nhân dạng, cái tôi, kí ức, Johan dần trở thành một kẻ sát nhân máu lạnh, vô cảm.
Nina/Anna Liebert:
Em gái của Johan. Cũng là một đứa trẻ trải qua các thí nghiệm”siêu nhân”. Nhưng trái ngược với anh trai mình, Nina lại là một cô gái nhân hậu và tràn đầy sức sống. Tuy nhiên, vẻ ngoài năng động và mạnh mẽ đó chỉ dơn thuần là cơ chế phòng vệ mà Nina dựng lên để bản thân quên đi những kí ức đen tối lúc nhỏ.
Heinrich Lunge:
Thanh tra viên khét tiếng của BKA (Federal Criminal Police Office of Germany). Nổi tiếng trong ngành với tuyệt kĩ “Input dữ liệu” thần thánh cùng sự ngoan cố sánh ngang với Javert trong Les Miserables. Nếu bạn là một bác sĩ phẫu thuật bị tình nghi giết người thì xin chúc mừng, Lunge sẽ truy lùng bạn đến tận cùng thế giới để chứng minh với mọi người là ổng không bao giờ sai.
Wolfgang Grimmer:
Từng là một đứa trẻ xuất thân từ “511 Kinderheim”, trở thành gián điệp và sau này là một nhà báo tự do đấu tranh cho quyền trẻ em. Luôn xuất hiện với nụ cười bình thản, nhưng ít ai biết rằng đó chỉ là những diễn xuất từ khóa huấn luyện gián điệp nhằm che giấu sự trống rỗng, vô cảm sâu bên trong anh.
CẢM NHẬN:
Là một fan bự của cả Naoki Urasawa và Osamu Tezuka, nên ngay khi mới bắt đầu đọc Monster, người viết đã cảm nhận được sự tinh tế, tài tình của Urasawa-sensei khi ông chọn lọc và đưa vào truyện những gì tinh túy nhất trong các tác phẩm nổi tiếng của Tezuka: tôn vinh giá trị sự sống trong Black Jack, sự giằng xé, đấu tranh giữa thiện và ác trong MW (Tenma và Johan lấy cảm hứng từ cặp đôi Garai, Yuki) hay phê phán thuyết Ưu sinh và Chủ nghĩa Hư vô trong Adolf. Nhưng Urasawa không phải là loại mangaka nghiệp dư hay lấy chỗ này một ít, lấy chỗ kia một ít, cố tỏ vẻ dark-deep nhưng thất bại vì diễn đạt kém cỏi. Những chủ đề trong Monster đều có một độ sâu rất khó tin. Các tầng ý nghĩa tuy chồng chéo lên nhau nhưng không làm người xem rối trí vì chúng đều có mối liên kết chặt chẽ.
Nếu bạn lần đầu tiên đọc truyện của Urasawa hoặc quen với nhịp truyện của 20th century boys thì dám chắc rằng bạn sẽ thấy Monster có nhịp truyện... khá chậm rãi. Cùng với quả art... không được tươi sáng cho lắm, tưởng rằng Monster sẽ là một tác phẩm khiến cho người ta khó mà thưởng thức một cách thoải mái.
Nhưng bằng lối dẫn chuyện “phá án”, nhịp truyện chậm rãi kia lại phù hợp đến không ngờ. Xem Monster, ta có cảm giác như đắm chìm vào một thế giới tăm tối, tràn ngập sự bí ẩn. Sự tò mò pha lẫn chút sợ hãi, rùng rợn mỗi khi một lớp màn bí ẩn được bóc tách. Danh tính thực sự của Johan là gì? Điều gì có thể tạo nên con quái vật đáng sợ đến thế? Bí ẩn nối tiếp bí ẩn, liên tục được trả lời bằng...một bí ẩn khác.
Xét về cốt truyện thì Monster không thể so sánh với 20th century boys, nhất là về sự rộng lớn và phức tạp. Nhưng xét về khía cạnh tâm lí nhân vật, Monster chắc chắn là bộ xuất sắc nhất trong trilogy của Urasawa.
Quan niệm “ Mạng sống của con người đều bình đẳng” của Tenma không phải tự dưng từ trên trời rơi xuống, cũng không phải đến từ một sự kiện duy nhất rồi cố định mãi như thế. Quan niệm sống, tâm lí các nhân vật trong Monster luôn thay đổi, luôn bị thử thách trước số phận.
Giống như Tezuka, truyện của Urasawa nói chung và Monster nói riêng không quá sa đà vào chủ đề bản chất con người rồi đi vào lối cụt như nhiều mangaka khác, thay vào đó, ông tập trung vào “tiềm năng của con người”. Monster đào sâu vào góc tối bên trong tâm hồn mỗi người nhưng đồng thời cũng chừa lại tia sáng hi vọng. Tuy nhỏ bé nhưng thế là đủ. Không quá nhỏ đến mức khiến ta mất hết niềm tin về nhân loại, chìm sâu vào thứ chủ nghĩa hư vô tiêu cực, ngốc nghếch nhưng cũng không to đến mức làm ta lạc quan thái quá, ngủ sâu trong một giấc mơ không tưởng, ảo vọng.
Tuy cũng nói về “quá khứ đau thương” của các nhân vật nhưng Urasawa không chọn phương pháp an toàn “chủ nghĩa tương đối” như xu hướng thường thấy hiện nay. Ông khẳng định rất nhiều lần trong truyện, thông qua các nhân vật của mình rằng: Trân trọng giá trị của sự sống là điều kiện tối thiểu để trở thành con người!!
Bên cạnh hai chủ đề chính là Danh tính (Identity) và Nhân tính (Humanity) (Sẽ giải thích rõ hơn ở phần Analyse), Monster của Urasawa còn đề cao cái tôi cá nhân, tự do, phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa toàn trị (đây là lý do mà bạn nên đọc bản english của Monster thay vì bản dịch nếu không muốn bỏ lỡ cái tinh túy của bộ truyện này). Không chỉ hấp dẫn về mặt nội dung, cách triển khai tình tiết “kiểu Urasawa” cũng là điểm nhấn quan trọng hấp dẫn người đọc. Cho dù bạn có là fan ruột thì kiểu gì, không ít thì nhiều cũng bị ổng xoay như dế thôi, như cái kết hại não cuối truyện chẳng hạn.
Nói ra thì nghe có vẻ “thượng đẳng” nhưng để thấy được hết cái tinh túy trong Monster nói riêng và truyện của Urasawa nói chung thì cần phải có sự đầu tư nghiên cứu nhất định. Dĩ nhiên là không cần đào sâu như người viết, nhưng bét lắm cũng phải nắm rõ các tình tiết và hiểu truyện nói về cái gì. Chứ treo avatar Monster mà lại cổ vũ chủ nghĩa toàn trị thì nghe có vẻ sai sai…
E hèm, chúc các bạn đọc truyện vui vẻ. Xong rồi thì ta qua phần Analyse.
ANALYSE:
Điểm mà mình đánh giá cao nhất ở Monster? Không nghi ngờ gì nữa, đó chính là khả năng khắc họa tâm lí nhân vật đạt đến đẳng cấp bậc thầy. Dưới đây là phần phân tích về một trong những cặp đôi Protagonist-Antagonist kinh điển nhất trong lịch sử manga:
Tenma-Johan.
“CON NGƯỜI CHỈ BÌNH ĐẲNG KHI HỌ CHẾT ĐI”
Nếu hỏi rằng nhân vật nào hiện ra trong đầu bạn mỗi khi nhắc tới Monster thì chắc chắn rằng 9/10 người sẽ trả lời là Johan.
Nếu tồn tại một bảng xếp hạng các nhân vật phản diện m/a xuất sắc nhất mọi thời đại, thì Johan chắc chắn phải nằm ở top trên cùng.
Một đứa trẻ có quá khứ bất hạnh, sau đó trở thành kẻ ác. Một motif rất bình thường, nhàm chán mà bạn có thể tìm thấy ở bất cứ manga nào. Nhưng qua ngòi bút của Naoki Urasawa, Johan trở thành một nhân vật độc nhất vô nhị. Không sở hữu bất kì siêu năng lực nào có khả năng xóa sổ Trái Đất hay Đa vũ trụ, số người chết dưới tay Johan cũng không phải quá nhiều nếu so với những character phản diện nổi tiếng khác.
Nếu phải nói ngắn gọn lý do vì sao người viết đánh giá Johan cao hơn Light bên Death note, Kira bên Jojo hay thậm chí là cả Griffith của Berserk thì chỉ có một từ :THỰC!
Urasawa tạo nên một Johan thông minh, đẹp trai, lạnh lùng, hoàn hảo về mọi mặt, một nhân vật tưởng chừng như vừa bước ra từ một câu chuyện thần tiên nào đó. Nhưng rồi ông kéo Johan về mặt đất bằng những điều rất thực tế: hắn biết khóc, biết cười, hắn giết người mà không hề có một cái chớp mắt nhưng cũng chính con người này, lại chơi đùa hồn nhiên với đám trẻ, lại đồng cảm đến mức rơi lệ vì một câu chuyện buồn. Hắn như một cơn gió không thể nắm bắt, một bóng ma không hề hiện hữu. Nhưng con quái vật ấy vẫn có thể chảy máu, vẫn có khả năng ăn đạn mà chết như bao con người bình thường khác. Qua tài năng của Urasawa, Johan như không còn đơn thuần là một nhân vật phản diện, mà dần trở thành một khái niệm. Nếu như chiếc Nhẫn Chúa của Sauron lẻn sâu vào góc tối tâm hồn mỗi người, dụ dỗ bằng thứ quyền lực tuyệt đối và khiến họ tự hủy hoại bản thân bởi sự ngạo mạn thì Johan cũng tương tự như thế. Tôi tự hỏi cậu nhóc Dieter sẽ thế nào nếu Tenma không xuất hiện và cho cậu thấy cuộc sống này vẫn còn nhiều ý nghĩa? Liệu Eva còn có thể tin tưởng bất kì ai nếu cô không gặp được người đàn ông tuyệt vời như Martin? Hay liệu Milos có thoát được trạng thái hư vô nếu Grimmer không cho cậu một vòng tay, một cái “cần” đậm chất nhân văn giữa người và người? Nhưng không phải bất kì ai trong chúng ta cũng đều may mắn có được một Tenma, một Martin, một Grimmer hay một Samwise Gamgee. Rất có khả năng là vào một ngày xấu trời ngẫu nhiên nào đó, ta sẽ chìm sâu vào bóng tối, bị sự tuyệt vọng cuốn trôi mãi mãi. Sẽ không ai ở đó quan tâm đến một sinh mạng nhỏ nhoi trong 7 tỷ con người trên thế giới.
Hư vô, lạc lõng. Bất kì ai cũng có thể trở thành Johan.
Johan không đại diện cho bóng tối mà là khả năng chúng ta rơi vào bóng tối. Khi ta để hận thù che mờ lý trí, để con tim tràn ngập oán hận, ta trở thành Johan. Khi ta đánh mất niềm tin vào cuộc sống, coi mọi thứ đều là vô nghĩa, ta trở thành Johan.
Đó là điểm đáng sợ nhất của nhân vật này: Sự chân thực!
“MẠNG SỐNG CỦA CON NGƯỜI ĐỀU BÌNH ĐẲNG”
Nếu Monster thiếu đi Johan, nó sẽ vẫn là một bộ truyện hay. Nhưng nếu không có Tenma, nó chắc chắn sẽ không bao giờ trở thành một kiệt tác psycho-mystery hàng đầu như hiện nay.
Để cân bằng với thứ bóng tối hư vô của Johan, Urasawa cần tạo ra một đối trọng, một nguồn sáng cân xứng. Đó chính là vị bác sĩ nhân hậu mang tên Tenma.
Hẳn là ai trong chúng ta, khi mới đọc Monser đều có chung một cảm giác...không ưa nhân vật này. Tôi dám cá rằng các bạn hẳn là cũng chửi thầm “dm sao không bắn chết cmn đi” vài ba lần mỗi khi Tenma không thể xuống tay với Johan, đặc biệt là sau cái chết của Grimmer. Nhưng hành động của Tenma lại chính là nguyên nhân quan trọng nhất nâng tầm Monster lên thành một kiệt tác, không chỉ là kiệt tác psycho-mystery, mà còn là một kiệt tác về nhân sinh.
Tôi từng thấy rất nhiều tác giả sai lầm khi cố gắng tạo ra một vị thánh, một nguồn sáng quá chói lóa nhưng xa lạ, khiến người đọc khó có thể đồng cảm, hoặc tệ hơn, họ cảm thấy bản thân trở nên nhỏ bé và vị thánh kia là một cái gì đó quá xa tầm với. Kết quả là cái lý tưởng mà vị thánh đó mang trên mình trở nên kệch cỡm, giả tạo, không thực tế.
Chính vì thế mà tôi rất thích cách Urasawa xây dựng nhân vật Tenma. Cái cách mà Tenma được “khai sáng” khi cứu Johan hồi nhỏ, sau đó dằn vặt bởi mặc cảm tội lỗi.
“Nếu không giết Johan thì sẽ có nhiều người vô tội phải chết”
“Nhưng nếu xuống tay, chả phải chính Tenma sẽ phản bội lại lý tưởng của mình hay sao?”
Nếu Tenma dùng thuyết vị lợi để biện minh cho việc giết kẻ ác như Johan là đúng đắn thì chẳng phải anh đã ngầm đồng ý với lời Eva nói trước đó “Sinh mạng con người không hề bình đẳng” hay sao? Nếu thế thì việc anh cứu Johan thay vì ông thị trưởng chỉ đơn thuần là vì mặc cảm tội lỗi và cái tôi cá nhân thôi hay sao?
Tạm để Tenma sang một bên (sẽ phân tích tiếp sau khi diễn giải xong phần dưới đây), tiếp theo sẽ là phần hack não và khó nuốt nhất của bài.
BÀN VỀ DANH TÍNH (IDENTITY) VÀ CHỦ NGHĨA HƯ VÔ (NIHILISM)
Người viết thừa biết là hiện nay, nếu lôi triết học vào một bài review thì sẽ bị vài lão làng auto mỉa mai là “thượng đẳng” này nọ. Dù rằng không biết từ đâu xuất hiện kiểu tư duy như vậy nhưng thôi kệ, bạn không thể hiểu được hết những gì tinh túy nhất trong Monster nếu không đào sâu vào hai khái niệm trên.
+Danh tính (identity) nếu tra từ điển bình thường sẽ ra vài thứ đại loại như tên tuổi, địa chỉ, lai lịch của một người. Nó không sai nhưng nếu đặt trong triết học, danh tính có nghĩa bao hàm rộng và trừu tượng hơn rất nhiều. Nói một cách dân dã và không bác học, danh tính là tất cả những gì giúp xác định sự tồn tại của bạn. Bạn thích coca thay vì pepsi, đó là danh tính. Thích manga hơn light novel, đó cũng là danh tính. Nó có hai chiều, người ta nhìn vào bạn liền biết bạn có những sở thích như thế và ngược lại.
Thí dụ, bạn nghĩ rằng danh tính của thằng Atom này bao gồm những gì? Fan cuồng Osamu Tezuka và Naoki Urasawa, thích lải nhải về mấy vấn đề tự do và toàn trị, thích đọc sách của Hayek, Mises thay vì Keynes, Marx, thần tượng giáo sư Tolkien,…
Hiểu một cách rộng hơn, danh tính có thể coi như cái tôi cá nhân của bạn, là thứ quan trọng bậc nhất giúp bạn cảm thấy là mình đang thực sự tồn tại. Quan trọng hơn, danh tính là thứ vũ khí giúp bạn chống lại chủ nghĩa hư vô, giúp bạn không sụp đổ bởi những ý nghĩ tuyệt vọng, tiêu cực kiểu như “mình chỉ là loài sâu bọ vô giá trị trong vũ trụ rộng lớn này”, “cái tôi của mình quá nhỏ bé so với tập thể hàng tỷ người, bla bla bla”
+Chủ nghĩa hư vô hay tư tưởng đoạn diệt (tiếng Anh: Nihilism ( /ˈnaɪ.ɪlɪzəm/ hay /ˈniː.ɪlɪzəm/; từ tiếng Latin nihil, không có gì) là một học thuyết triết học cho thấy sự phủ định của một hay nhiều khía cạnh ý nghĩa nổi bật trong cuộc sống. Phổ biến nhất của chủ nghĩa hư vô được trình bày dưới hình thức thuyết hư vô, trong đó lập luận rằng cuộc sống này không có mục tiêu nào có ý nghĩa, mục đích, hoặc giá trị nội tại. Triết lý của chủ nghĩa hư vô khẳng định rằng đạo đức vốn đã không tồn tại, và rằng bất kỳ giá trị đạo đức nào cũng được thiết lập một cách trừu tượng giả tạo (Trích Wikipedia).
Tôi còn nhớ hồi lâu rồi, khi tham gia một group về triết học trên facebook, có một bạn đặt ra câu hỏi rất hay: Nếu sống là để chết, vậy thì sự sống có ý nghĩa gì? Tuổi thọ con người trung bình chưa tới nổi 100 năm, so với số tuổi của vũ trụ hay dòng thời gian vô tận quả thật chỉ như giọt nước trong đại dương bao la.
Vậy...chúng cố gắng tồn tại, cố gắng sống đạo đức, duy trì trật tự xã hội có ích gì khi sự hiện hữu của chúng ta so với vũ trụ là quá nhỏ bé và không đáng kể?
Nếu bạn để ý thì loại tư tưởng này xuất hiện khá phổ biến, ví dụ những bộ lấy đề tài về thực tại giả lập như The Matrix trilogy hay Gantz, bên anime thì chúng ta có tượng đài dark-deep tiêu cực Evangelion chẳng hạn. Motif thường thấy là bạn sẽ đem Chủ nghĩa Hư vô vào, rồi dùng nó như phương tiện để làm nổi bật Chủ nghĩa Hiện sinh lên, ví dụ tiêu biểu là Hi no tori của Osamu Tezuka.
PHÂN TÍCH CÁI KẾT-DANH TÍNH CỦA CON QUÁI VẬT THỰC SỰ
Trước khi đi vào phần hại não tiếp theo, ta cần hệ thống lại cốt truyện và giải ảo vài tình tiết
Johan và Nina được sinh ra.
Franz Bonaparta bắt Nina đến biệt thự Hoa hồng (The rose mansion) để thực hiện cuộc thí nghiệm.
Nina chứng kiến cuộc thảm sát tại biệt thự Hoa hồng (do Bonaparta làm).
Sau khi quán trọ Three Frog cháy rụi, 2 đứa trẻ lang thang khắp nơi.
Trên đường đi, Johan và Nina gặp nhiều người tốt nhưng không hiểu lí do gì mà họ đều chết hết (đoạn này không rõ là do Johan hay Bonaparta làm).
Gặp tướng Wolf. Johan bị đưa vào 511 Kinderheim, Nina bị đưa vào viện 47.
Johan trải qua các cuộc thí nghiệm ở 511 Kinderheim (vốn dựa trên phương pháp và quy tắc từ cuộc thí nghiệm ở The rose mansion của Franz Bonaparta) dẫn đến việc Johan hủy diệt 511 Kinderheim.
Johan và Nina được gia đình Liebert nhận nuôi nên cả hai vượt biên trốn đến Tây Đức.
Hai vợ chồng Liebert bị giết hại, Nina nghĩ là Johan làm (thực ra là Bonaparta) nên đã nổ súng bắn Johan, sau đó Tenma cứu Johan rồi để 2 đứa trẻ chạy trốn.
Tua nhanh chút nhé
Johan thành lập một tổ chức ngầm để thu thập tiền, sau đó rời tổ chức.
Lập kế hoạch cô lập Schuwald với ý định ban đầu là trở thành cánh tay phải của vị tỷ phú.
Tình cờ đọc lại cuốn Nameless Monster và thay đổi ý định.
Gia nhập tổ chức “Neo-nazi” của Peter Capek, Helmut Wolf, Gunther Goedelitz và Ernest Sievernich với mục đích lợi dụng.
Tổ chức này ban đầu muốn Johan gia nhập để giúp họ xây dựng một chế độ độc tài toàn trị kiểu Đức Quốc Xã, đưa Johan trở thành Hitler thứ 2. Tuy nhiên, họ cảm thấy Johan quá khó để điều khiển (sau khi 1 trong 4 người sáng lập, Gunther Goedelitz bị Johan giết chết), họ đưa Christof Sievernich, con nuôi Ernest Sievernich (cũng là một đứa trẻ ở 511 Kinderheim) lên vị trí lãnh đạo vì hắn nghe lời hơn.
Johan được Nina “thông não” vụ Rose mansion nên đã thay đổi ý định 1 lần nữa.
Johan lên kế hoạch trả thù Bonaparta và tiến hành “vụ tự sát hoàn hảo”.
Hmm, giờ nên bắt đầu từ đâu nhỉ? Bộ manga này cứ như cái mê cung không lối thoát ấy…
Phải rồi! Đâu là nguyên nhân khiến Johan trở thành một con quái vật giết người không gớm tay?
Trong xuyên suốt truyện, Urasawa lần lượt bật mí theo thứ tự 3 nguyên nhân khiến Johan trở thành quái vật:
Nạn nhân của 511 Kinderheim.
Các đứa trẻ ở trại mồ côi này bị “giáo dục” bằng những phương pháp đặt biệt (thủ tiêu cái tôi, xóa sổ quá khứ, cảm xúc, các mối quan hệ tình cảm,…).
Tuy nhiên, Hartmann đã nói với Tenma rằng Johan vốn là con quái vật trước khi bước vào 511 Kinderheim. Chưa kể nhiều người khác cũng từ cái trại này chui ra nhưng không ai có thể đạt tới sự khủng khiếp như Johan.
Thí nghiệm/ Thảm sát tại biệt thự Hoa hồng.
Tại đây, những đứa trẻ trải qua các thí nghiêm của Franz Bonaparta (chủ yếu là ngồi nghe Bonaparta đọc mấy cái storybook dở hơi của ổng).
Tuy nhiên, người trải qua các cuộc thí nghiệm trên và tận mắt chứng kiến cuộc thảm sát lại là Nina.
Còn Johan thì “copy” kí ức của Nina và lầm tưởng thành kí ức của mình.
Hành động chọn hi sinh 1 trong 2 đứa con của Anna (mẹ Johan và Nina).
Đây là nguyên nhân cuối cùng, được hé lộ ở chapter cuối của truyện.
Vậy…đâu là nguyên nhân thật sự?
Well, một khi bạn đặt ra câu hỏi này thì xin chúc mừng, bạn đã rơi vào cái bẫy ngọt ngào của lão Urasawa.
Đây cũng là điểm chung của đa số review/analyse Monster mà mình đọc được trên mạng. Họ quá tập trung vào 1 trong 3 nguyên nhân trên rồi sa đà vào cuộc tranh luận không hồi kết giữa 2 quan điểm “nhân chi sơ, tính bổn thiện” và “nhân chi sơ, tính bổn ác”.
Câu hỏi chính xác ở đây là: Những điều gì góp phần tạo nên con quái vật Johan?
Trả lời: Chủ nghĩa Hư vô.
Nhưng nếu chỉ có mỗi chủ nghĩa hư vô thì cũng không chính xác, nhiều nhân vật khác trong truyện cũng từng rơi vào trạng thái hư vô, tiêu biểu là Franz Bonaparta hay thậm chí là Tenma, đến cuối cùng thì họ vẫn thoát ra được bóng tối. Nhưng Johan thì lại khác. Hắn thiếu một thứ quan trọng nhất để chống lại chủ nghĩa hư vô: Danh tính (Indentity). Hay nói chính xác hơn, danh tính của Johan bỊ tước bỏ dần đến mức không còn lại chút dấu vết.
Vậy ai đã lấy đi danh tính của Johan? Kẻ đầu tiên làm điều kinh khủng này đối với một đứa trẻ là ai?
Franz Bonapatar ư? Sai rồi. Hãy đọc lại chapter cuối đi.
“Was my mother trying to protect me? Or did she confuse my for my sister? Which one? Which one was unwanted?”
Bạn nghĩ gì về hành động “nhầm lẫn” của Anna-mẹ 2 đứa trẻ?
Bạn có chút nghi ngờ gì khi lúc Nina trở về quán Three Frog, người chào đón Nina chỉ có mỗi Johan, còn Anna thì biến mất?
Well, để giải bí ẩn này, hãy cùng nhìn qua một trong những storybook của Franz Bonaparta:
THE KING OF DARKNESS AND THE QUEEN OF LIGHT
“It was a story of the King of Darkness and the Queen of Light…
Darkness and light were always fighting, but in fact, the King of Darkness loved the Queen of Light. When she lies down to sleep one night, he kidnaps her and brings her to his castle of darkness. But the Queen of Light begins to lose her shine, and is on the verge of death. The King of Darkness realizes that this is because of the darkness, so he calls together all his servants to the ‘Room of True Darkness,’ and puts them in an eternal sleep.
Next, he releases the Queen of Light from his castle, and the queen’s light returns bit by bit. So the King of Darkness comes out into her light, growing smaller by the moment, lamenting his crimes and professing his love for her. The instant he speaks his last word, he is nothing but a tiny black spot.
The Queen of Light forgives and accepts the King of Darkness, and ever since, the Queen of Light’s body has a little piece of darkness in it…
The darkness has disappeared from the world, but if anyone should open the ‘door that must not be opened, which leads to the ‘Room of True Darkness,’ it would bring back the dark, and spark another terrible war between light and darkness…”
Chúng ta đã biết là các Storybook dùng nghệ thuật biểu tượng để khắc họa chính cuộc đời của Bonaparta.
Thế nên:
King of Darkness chính là Bonaparta.
Queen of Light chính là Anna (mẹ 2 đứa trẻ).
Castle of Darkness chính là The rose mansion.
”So he calls together all his servants to the ‘Room of True Darkness,’ and puts them in an eternal sleep” Cho thấy Franz Bonaparta giết hết tất cả những ai biết về các cuộc thí nghiệm ở The Rose mansion.
“When she lies down to sleep one night, he kidnaps her and brings her to his castle of darkness” Câu này có thể hiểu đơn giản là sau khi bắt Nina đến Rose Mansion, Bonaparta bắt cóc nốt Anna. Nhưng qua cảnh Bonaparta bắt Nina ở chap cuối, tại sao Urasawa không cho Bonaparta bắt luôn Anna tại đó? Như vậy chẳng lẽ không thuận lợi hơn hay sao?
Manh mối nằm ở câu này:
“Next, he releases the Queen of Light from his castle, and the queen’s light returns bit by bit. So the King of Darkness comes out into her light, growing smaller by the moment, lamenting his crimes and professing his love for her. The instant he speaks his last word, he is nothing but a tiny black spot.
The Queen of Light forgives and accepts the King of Darkness, and ever since, the Queen of Light’s body has a little piece of darkness in it…”
Ta thấy rằng the Queen of Light bị vấy bẩn với bóng tối. Nhưng vì sao Anna lại bị vấy bẩn? Nên nhớ rằng các cuộc thí nghiệm ở The Rose mansion chỉ dành cho trẻ con vì mục đích của nó là để tạo ra thế hệ lãnh đạo mới cho chính quyền Đông Đức. Vậy...Anna bị bóng tối của Bonaparta vấy bẩn khi nào?
Người viết xin trả lời bằng một câu hỏi khác: Vì sao Anna cho 2 đứa trẻ ăn mặc GIỐNG Y HỆT NHAU? Để tránh chính quyền biết là cô có tới 2 đứa trẻ song sinh sao? Vô lý, ngay từ khi vỡ ối, Bonaparta đã thừa biết là Anna đẻ sinh đôi. Vậy mục đích của Anna là gì? Rất đơn giản: Thủ tiêu cái tôi, cái danh tính của 2 đứa trẻ!
Cuộc thí nghiệm của Bonaparta không phải bắt đầu ở biệt thự hoa hồng, cũng chả phải khi ông bắt Anna phải hi sinh 1 trong 2 đứa trẻ. Nó bắt đầu ngay từ khi Anna bắt Nina và Johan trở thành 1 cá thể!
Trong 1 hệ trục tọa độ XYZ, ta chấm 1 điểm I có tọa độ A,B,C, ta chấm tiếp một điểm cũng có tọa độ y hệt, đặt tên nó là M. Câu hỏi đặt ra là: I và M có chung tọa độ, có chung danh tính, vậy chúng là 1 điểm hay 2 điểm riêng biệt? Nếu là một thì chẳng phải ta ngầm phủ nhận sự tồn tại của 1 trong 2 điểm còn lại? Nếu là 2 điểm riêng biệt thì dựa vào đâu để chứng minh khi danh tính của chúng giống hệt nhau? Hay nói theo cách của Johan: “Which one was unwanted?”.
Trong chapter 157, thông qua lời thú tội của Franz Bonaparta, Urasawa có để lại cho chúng ta một bằng chứng quan trọng khẳng định giả thuyết này là đúng: “I stopped thinking about anything at all, just fled. I tried drawing. My ideal twins...Twins smothered with love. But no matter how hard I tried, I couldn’t draw them. Because I knew...There were no such twins...”.
Có thể tóm tắt câu chuyện trên như sau:
Khi Anna mang thai Johan và Nina, cô đang căm thù Bonaparta, thề rằng một khi 2 đứa trẻ lớn lên, chúng sẽ trả thù thay cô.
Ta biết rằng Bonaparta hay đến thăm Anna và vẽ cô.
Khoảng thời gian từ khi Johan và Nina còn là trẻ sơ sinh đến lúc chúng đủ lớn để tham gia thí nghiệm cũng phải 5,6 năm gì đó. Đó là khoảng thời gian dài và chỉ có Chúa mới biết liệu Bonaparta có lại ngồi đọc cho Anna mớ storybook dở hơi của ổng nữa hay không.
Có thể Bonaparta 1 phần “mindrape” Anna, một phần dùng vũ lực đe dọa cô (như không làm theo thì giết 2 đứa nhỏ chẳng hạn) nên Anna mới bắt đầu thực hiện thí nghiệm lên Johan và Nina.
Đỉnh điểm là việc cô giả vờ như nhầm lẫn 2 đứa trẻ. Đây là một hành động phải nói là cực kì hiểm độc. Nếu Anna chỉ đơn thuần là chọn 1 đứa thì cùng lắm 1 đứa sẽ có cảm giác căm ghét vì bị bỏ rơi, đứa còn lại sẽ kinh tởm mẹ nó. Nhưng nếu cô chọn 1 đứa, cho đứa kia niềm hi vọng, sự ảo tưởng rằng mẹ yêu thương mình hơn, coi trọng mình hơn trong phút chốc, rồi đột nhiên thay đổi ý định, làm như thể mình nhầm lẫn thì kết quả sẽ rất kinh khủng. Vì danh tính của chúng đã bị thủ tiêu, cả 2 đều là 1 nên hành động này sẽ đẩy 2 đứa trẻ vào vòng lặp nghi vấn.
Chúng vừa muốn sự tồn tại của bản thân được khẳng định (qua việc Anna chọn đứa nào). Nhưng đồng thời, vì cả 2 là 1, chúng cũng không muốn người còn lại bị phủ định. Điều này vô tình buộc 2 đứa trẻ phải sử dụng “suy nghĩ nước đôi” (doublethink) để tránh cho bản thân bị tổn thương.
“Nước đôi nghĩa là khả năng giữ trong đầu cùng một lúc 2 quan điểm trái ngược nhau...Nói một điều mình biết rõ là dối trá, trong khi bản thân lại chân thành tin vào nó, quên ngay sự kiện khi thấy không còn phù hợp, nhưng lại lôi được nó ra từ trong kí ức khi cần. Phủ nhận sự tồn tại của thực tế khách quan, trong khi vẫn phải tính đến chính cái thực tế mà mình vừa phủ nhận đó, đấy là điều cực kì cần thiết phải nhớ, lại còn phải áp dụng thái độ nước đôi khi sử dụng chính từ nước đôi nữa cơ. Vì người ta biết rằng sử dụng từ đó nghĩa là đang dùng trò đánh lận con đen đối với hiện thực, phải cần một cú nước đôi nữa để xóa nó khỏi đầu và cứ thế. Không bao giờ ngừng, mà trong tiến trình đó, giả dối bao giờ cũng đi trước sự thật đúng một bước” (1984-George Orwell).
”The darkness has disappeared from the world, but if anyone should open the ‘door that must not be opened, which leads to the ‘Room of True Darkness,’ it would bring back the dark, and spark another terrible war between light and darkness…”
Có thể giải thích hành động giết hết những ai biết về cuộc thí nghiệm tại biệt thự Hoa Hồng của Bonaparta là do:
Cách duy nhất để dừng cuộc thí nghiệm lại.
Xóa bỏ quá khứ.
Tuy nhiên, một sự cố xảy ra: Nina vô tình chứng kiến cảnh tượng địa ngục ở The Rose mansion. Nina vào lúc đó, rất có khả năng sẽ trở thành một con quái vật tàn bạo như Johan bây giờ. Thế nên Bonaparta phải “niêm phong” con quái vật ấy lại trong “Room of True Darkness”
“Listen to me. Pay attention. You will forget everything you just saw. And run far away. Far away as you can. Humans...can bebome anything. You two are precious jewels. You mustn’t not become monsters.” (Franz Bonaparta, chap 159).
Bonaparta nghĩ thế là đủ. Nhưng ông không ngờ Nina lại về kể mọi chuyện cho Johan. Vì danh tính của Johan vốn đã hợp nhất với Nina, thế nên cậu khiến bản thân tin rằng chính mình đã trải qua những thí nghiệm ở The Rose mansion và vụ thảm sát.
Trong khi con quái vật bên trong Nina bị “niêm phong” lại nhờ Bonaparta thì một con quái vật khác lại xuất hiện ở trong trái tim của Johan.
Việc này dẫn đến hậu quả gì?
Hãy cùng nhìn qua cái storybook quan trọng nhất trong truyện:
THE NAMELESS MONSTER
Once upon a time, in a land far away, there lived a nameless monster.
The monster was dying to have a name.
So the monster made up his mind, and set out on a journey to look for one.
But the world was such a very large place.
The monster split in two, and went on separate journeys.
One went east.
The other headed west.
The one who went east came upon a village.
There was a blacksmith who lived at the village's entrance.
"Mr. Blacksmith, please give me your name!" said the monster.
"I can't give you my name!" replied the blacksmith.
'If you give me your name, I'll go inside you and make you strong," said the monster.
"Really?" said the blacksmith, "If you make me stronger, I'll give you my name."
The monster went into the blacksmith.
And so, the monster became Otto the blacksmith.
Otto was the strongest man in town.
But then one day he said, "Look at me! Look at me! The monster inside of me is getting bigger!"
Munch munch, chomp chomp, gobble gobble, gulp.
The hungry monster ate up Otto from the inside out.
Once again, he was a monster without a name.
Next, he went into Hans the shoemaker.
However...
Munch munch, chomp chomp, gobble gobble, gulp.
Once again, he went back to being a monster without a name.
Then, he became Thomas the hunter.
But soon...
Munch munch, chomp chomp, gobble gobble, gulp.
Back he went to being a monster without a name.
The monster next went to a castle to look for a nice name.
He came upon a very sick boy who lived in that castle.
"If you give me your name, I'll make you strong," said the monster.
The boy replied, "If you can make me healthy and strong, I will give you my name!"
So the monster jumped right into the boy.
And the boy became full of vigor.
The king was overjoyed.
He announced, "The prince is healthy! The prince is strong!"
The monster became quite fond of the boy's name.
He was also quite pleased with his royal life in the castle.
So he controlled himself no matter how ravenous his appetite became.
Day after day, despite his growing hunger, the monster stayed put inside the boy.
But finally, the hunger just became too great...
"Look at me! Look at me!" said the boy, "The monster inside of me has gotten this big!"
The boy devoured the king and all his servants.
Munch munch, chomp chomp, gobble gobble, gulp.
The castle was lonely now with everyone gone, so the boy left on a journey.
He walked and walked for days.
And then one day, the boy came upon the monster who had gone west.
"I have a name!" said the boy, "And it's such a wonderful one at that!"
But the monster who went west replied, "Who needs a name? I'm perfectly happy without one. After all, that's what we are - nameless monsters."
The boy ate up the monster who went west.
At last he had found a name, but there was no longer anyone to call him by it.
Such a shame, because Johan was such a wonderful name.
Nhiều người thường cho rằng con quái vật đi về hướng Tây là Nina, con đi về hướng Đông là Johan. Và đoạn con ở hướng Đông ăn con ở hướng Tây thể hiện nỗi sợ của Johan về việc cậu sẽ giết chết Nina vào một ngày nào đó.
Nhưng theo người viết, cả 2 con quái vật đều chỉ ám chỉ Johan (nên nhớ cái storybook này là của Bonaparta), hay nói chính xác hơn, ám chỉ 2 cái tôi đối lập nhau bên trong Johan.
Cái tôi đi về hướng Đông khao khát có được một cái tên, một danh tính.
Tuy nhiên, do bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa hư vô (những kí ức mà Johan copy từ Nina), cái tôi ở hướng Tây lại từ chối khao khát của cái tôi hướng Đông “Who needs a name? I'm perfectly happy without one. After all, that's what we are - nameless monsters."
Bi kịch hơn, do danh tính của Johan vốn đã bị đồng nhất với Nina, sau này, trong 511 Kinderheim, cái danh tính duy nhất đó dần bị loại bỏ từng chút một đến mức không còn dấu vết. Còn nhớ cuốn băng ghi âm của Johan trong 511 Kinderhiem? Khi được hỏi điều gì khiến cậu sợ hãi nhất, Johan trả lời rằng cậu sợ nhất là quên đi Nina. Vì Nina là Johan, Johan cũng là Nina. Vậy nên điều làm Johan sợ hãi nhất chính là sự tồn tại/ danh tính của cậu bị phủ nhận/ biến mất.
Biết là dài nhưng cũng sắp hết rồi, gắng lên nhé!!
“I created a monster”-Franz Bonapatar
“And I brought that monster back to life”-Dr.Tenma
Tenma không nói đùa. Không, nghiêm túc đấy, chính ổng là người đánh thức con quái vật trong Johan chứ không ai khác. Vì sao ư?
Hãy nhớ lại khi Johan yêu cầu Nina bắn vào đầu mình hồi nhỏ. Đúng, Johan muốn Nina giết mình trước khi cậu không thể khống chế được con quái vật bên trong. Nhưng ngay thời điểm đó, bên trong Johan lại tồn tại niềm khao khát đối lập: con quái vật ấy muốn được sống, muốn được chấp nhận, muốn có danh tính. Nhưng trên hết, nó muốn được tha thứ! Muốn được cứu rỗi!
Không phải bằng cái chết mà là sự cảm thông, đồng cảm.
Không phải ngẫu nhiên mà trong storybook “The King of Darkness and The Queen of Light” lại có đoạn:
“So the King of Darkness comes out into her light, growing smaller by the moment, lamenting his crimes and professing his love for her. The instant he speaks his last word, he is nothing but a tiny black spot.
The Queen of Light forgives and accepts the King of Darkness”
Cũng không phải ngẫu nhiên khi tên của Nina hồi bé lại là Anna.
Chính Nina cũng bảo rằng, nếu như hồi đó cô tha thứ cho Johan thì mọi chuyện sẽ không đi xa đến thế.
Nhưng Nina lại bắn Johan!
Tưởng chừng mọi việc đã kết thúc. Và rồi Tenma lại đánh đổi tất cả đế cứu mạng một con quái vật như cậu.
Ngay lúc trái tim con quái vật đang dần thay đổi, lúc mà cái quan niệm “con người chỉ bình đẳng khi họ chết đi” của chủ nghĩa hư vô dần sụp đổ bởi hành động của Tenma thì tên bác sĩ này lại mắc phải sai lầm không thể tha thứ được…
“Not all people’s life are equal”-Eva Heinemann
“No! There’s no difference when it comes to lives
I’m not wrong. What about you? You’re nothing but a filthy money-mongerer, not a doctor.
He ought to be dead!” -Tenma Kenzo chap 2.
Vâng, người vừa khẳng định mạng sống con người là bình đẳng vừa dõng dạc tuyên bố người khác không đáng sống. Đó là sự mâu thuẫn và cũng là con quái vật sâu bên trong Tenma. Johan nhìn ra điều đó. Cái Chủ nghĩa Hư vô bên trong Johan tưởng chừng đã biến mất, nay lại vô tình được hồi sinh, vào ngay khoảnh khắc mà Tenma để lộ bóng tối trong trái tim anh ra.
Thế nên việc Johan giữ mạng sống cho Tenma, 5 lần 7 lượt kêu Tenma giết mình không đơn thuần chỉ để bẻ gãy quan điểm “sinh mạng con người đều bình đẳng”. Sâu xa hơn, con quái vật bên trong Johan, nó muốn thực sự được cứu rỗi, nó muốn một cái “cần” thực sự, không phải lòng thương hại hay mặc cảm tội lỗi nhất thời của bị bác sĩ kia vào mười năm trước.
Đó là lí do mà Johan lập ra vụ thảm sát ở Ruhenheim. Để đẩy Tenma lên giới hạn cao nhất, buộc anh phải lựa chọn giữa 2 quan điểm. Nếu Tenma chọn bắn Johan để cứu Wim thì Chủ nghĩa Hư vô sẽ chiến thắng. Rất khó xử!!
Thế nên Urasawa đành gỡ rối bằng cách cho Tenma không bắn. Người bắn Johan lại là cha Wim, một viên đạn xuất phát từ chính tình yêu người cha dành cho đứa con của mình. Tình yêu tạo ra con quái vật. Nhưng cũng chính tình yêu lại kết liễu con quái vật đó. Thật mỉa mai…
Nhưng Urasawa không dừng lại ở đó, ông không muốn cái chết của con quái vật. Urasawa, không, là chúng ta. Chúng ta muốn trái tim nó được chữa lành. Thế nên vị mangaka tài năng này để Tenma cứu lấy tính mạng Johan một lần nữa. Tôi tự hỏi liệu trái tim con quái vật ấy có được cứu rỗi không? Khi biết rằng sau bao tội ác nó gây ra, trên thế giới tràn ngập bóng tối này, vẫn còn đó một đốm sáng, vẫn tồn tại một ai đó trân trọng sinh mạng mà ngay cả bản thân nó cũng từng phủ nhận?
Ai mà biết? Nhưng tôi tin là có. Con quái vật vô danh đó nhất định sẽ được cứu rỗi!
Người viết xin trích một câu từ Friedrich Nietzsche-một triết gia hay bị hiểu lầm là ủng hộ chủ nghĩa hư vô, thay cho lời kết:
“Nếu chủ nghĩa hư vô chứng minh cho chiến thắng, và nó làm tốt vai trò của mình, thì thế giới này sẽ trở thành một thế giới lạnh lẽo và phi nhân tính, nơi mà hư vô, sự rời rạc, và ngu xuẩn sẽ lên ngôi."